Mọi người đều bắt đầu từ những vị trí khác nhau và hướng đến những mục tiêu khác nhau trên con đường của họ. Bạn không thể nào biết được con đường của người khác rồi sẽ dẫn họ đến đâu, cho nên mọi sự so sánh đều là khập khiễng và chỉ là một việc phí thời gian.
Mặc dù tìm hiểu thêm về những việc xung quanh là một việc làm rất quan trọng – ví dụ như: tìm hiểu về nền kinh tế, về thị trường mà bạn dự định thâm nhập, về những hoạt động mà người khác có thể làm…, nhưng cái quan trọng nhất là bạn nên tập trung vào những việc mà bạn thực sự kiểm soát được. Đó chính là (1) Suy nghĩ của chính bạn và (2) Hành động của bạn.
Mặc dù có những khi, công việc tưởng chừng như là thứ quan trọng nhất hiện hữu trong thế giới của bạn. Nhưng bạn sẽ tự giết đi một phần của chính mình nếu cứ để cho công việc cuốn bạn đến những nơi nằm ngoài giới hạn của bản thân (phá vỡ các quy tắc và sự thống nhất ).
Nói chung, luôn hăng hái, nhiệt tình và sẵn sàng tiến“thêm một vài bước” là một điều rất tuyệt vời khi làm việc. Thế nhưng, đặt ra những lời hứa hẹn, kỳ vọng một cách bất hợp lý mà bạn (hoặc nhóm của bạn) không thể giữ được, thì cũng là con đường ngắn nhất để đi đến thất bại và thất vọng.
Bạn có thể cảm thấy mình luôn thiếu thời gian và cần thêm nhiều, thật nhiều nữa. Nhưng sự thực thì, kể từ khi ngày mới bắt đầu, mỗi chúng ta chẳng phải đều chỉ có 24 giờ để sống và làm việc thôi sao. Không có ai có nhiều thời gian hơn bạn cả đâu, vì thế hãy dừng việc phàn nàn lại và bắt đầu suy nghĩ sắp xếp thời gian của mình đi thôi.
Khả năng tự cười vào những điểm yếu của mình sẽ không chỉ làm bạn trở nên hạnh phúc hơn mà còn làm bạn mạnh mẽ hơn, có ảnh hưởng hơn và hấp dẫn hơn với người khác. Bởi vì nếu bạn không thể tự cười vào chính mình, thì ắt những người khác đang cười sau lưng bạn.
Suy nghĩ rằng mơ mộng và làm việc là 2 phạm trù tự triệt tiêu lẫn nhau là một suy nghĩ chỉ nên tồn tại ở thế kỷ… 20. Còn bây giờ, bạn hãy để cho những suy nghĩ của mình được tự do lang thang, để bạn có thể thu được những thứ tạo nên sự độc đáo và sức cạnh tranh của riêng bạn nhé.
Thù hận, cay cú là một ký sinh trùng cảm xúc. Nó sẽ đeo bám và ăn sạch sẽ năng lượng cũng như sức khoe của bạn. Nếu có gì đó không đúng xảy ra, và bạn có thể thay đổi được nó, thế thì hãy làm đi. Còn nếu bạn không thể làm được gì, thì bạn nên nghĩ đến việc “tha thứ” hoặc “quên đi” (forgive and forget).
Quá suy nghĩ về những sai lầm hoặc sai sót trong quá khứ cũng chả khác gì việc lái xe mà chỉ nhìn chăm chăm vào gương chiếu hậu. Bạn sẽ chỉ đi theo một hướng y như cũ cho đến khi bạn đâm phải một… vật rắn nào đó (ví dụ như cột điện chả hạn).
Có một vài cuộc chiến không đáng để tham gia, và có một vài người dễ bị “xử lý” hơn khi họ đắm chìm trong suy nghĩ rằng họ đã thắng trong một cuộc tranh luận. Điều quan trọng không nằm ở “chiến thắng”, mà nằm ở việc bạn và những người liên quan sẽ làm gì tiếp theo đó.
Mặc dù có một số môi trường làm việc vốn rất khắc nghiệt, thế nhưng nếu bạn luôn cảm thấy khốn khổ/ khó khăn, thì đó là lỗi của bạn. Hoặc là bạn mắc nợ bản thân vì không tìm được một công việc nào hạnh phúc hơn, hoặc là mắc nợ với những người đồng nghiệp vì không làm tốt công việc mà bạn đang có.
Trái với các quan niệm thông thường, “nụ cười” không phải là kết quả của “hạnh phúc”. Chúng là những phần của một vòng xoay hoàn chỉnh, vừa tạo ra vừa củng cố “hạnh phúc”. Hãy tìm một lý do để cười và tuyệt đối đừng bao giờ ngăn cản/ hay nín tiếng cười .
Trước khi bắt đầu kể một câu chuyện về một người khác hoặc nghe một câu chuyện như thế, hãy tự hỏi bản thân 4 câu hỏi sau: (1) Có thật vậy không? (2) Có tốt không? (3) Có cần thiết không? và (4) Tôi có muốn người khác cũng kể câu chuyện như vậy về bản thân mình không?
Bạn không có khả năng đọc được ý nghĩ người khác, bạn cũng không có quyền bắt những người xung quanh làm nạn nhân của máy phát hiện nói dối. Nói chung, bạn không thể nào biết dược người khác đang thật sự nghĩ gì về bạn. Cho nên, hiển nhiên, suy nghĩ về điều đó là một hành động phí phạm thời gian và năng lượng.
Đặc tính tự nhiên về mặt vật chất của vũ trụ đó là luôn thay đổi. Không có cái gì có thể bảo tồn mãi mãi, mọi thứ , như các nhà hiền triết vẫn nói, đều chỉ là tạm thời. Vậy nên dù bạn có đang vui vẻ hay sầu muộn, hay ở một trạng thái nào đó ở giữa chúng thì cũng sẽ trôi qua thôi.
Nghĩ thử xem: bạn sẽ tiêu tốn đến 3 phần của cuộc đời trưởng thành trong công việc. Vậy thì tại sao bạn lại muốn giữ những thứ xấu xí và vô dụng trong môi trường làm việc – một phần của cuộc sống của bạn – nhỉ ?
Khi bà tôi trở thành góa phụ ở tuổi 70, bà về lại trường trung học, đi du lịch xuyên Châu Âu, học nghệ thuật hội họa Nhật Bản… và làm rất nhiều hoạt động khác nữa. Điều cuối cùng mà bà đã nói với tôi là: “Cháu biết không, Geoffers, cuộc sống bắt đầu ở tuổi 90.”
----------------------------------------
Để được tư vấn trực tiếp vui lòng liên hệ Hotline : 0979.058.265
Địa chỉ: Nhà số 7, ngõ 48 Dương Quảng Hàm, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Email: sontung.sld@gmail.com