Nhà số 7, ngõ 48 Dương Quảng Hàm, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội sontung.sld@gmail.com
08:00am - 17:00pm

BỊ TAI NẠN KHI ĂN TRƯA CÓ ĐƯỢC TIỀN BÁO HIỂM

15/03/2021

Khó ai có thể lường trước được những rủi ro có thể đến với mình. Những lúc tưởng chừng như vô hại nhất như đi ăn ca cũng có nguy cơ xảy ra tai nạn. Vậy lúc này, người lao động có được tiền bảo hiểm?

1. Tai nạn khi ăn trưa có phải là tai nạn lao động?

Ăn trưa là một hoạt động thường ngày diễn ra trong quá trình làm việc, giúp người lao động có thời gian nghỉ ngơi tái tạo sức lao động.

Việc xảy ra tai nạn trong thời gian này có được xem là tai nạn lao động hay không thì phải xem xét định nghĩa tại Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.

Cụ thể tại khoản 8 Điều 3, tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Như vậy, khi ăn trưa, người lao động không may để xảy ra tai nạn mà có bất cứ tổn thương cơ thể nào đều có thể coi là trường hợp của tai nạn lao động.

2. Điều kiện nhận tiền bảo hiểm

Tai nạn lao động là việc không may, tuy nhiên, để nhận được tiền bảo hiểm, không phải ai bị tai nạn cũng có thể được nhận.

Theo quy định tại Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ điều kiện:

- Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp:

+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

+ Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.

Đối chiếu với quy định nêu trên thì người lao động bị tai nạn khi ăn trưa, suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên sẽ nhận được tiền bảo hiểm.

3. Mức tiền người lao động nhận được

Tai nạn lao động không chỉ ảnh hưởng đến chính cuộc sống của bản thân người lao động mà ít nhiều còn ảnh hưởng tới gia đình của họ. Do vậy, việc chi trả các chi phí khám chữa bệnh cũng như hỗ trợ thu nhập cho người lao động là việc làm cần thiết.

* Số tiền nhận từ người lao động

Theo Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, trường hợp người lao động bị tai nạn lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm:

- Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định;

- Trả đủ tiền lương trong thời gian nghỉ việc điều trị, phục hồi chức năng lao động;

- Bồi thường cho người bị tai nạn lao động không do lỗi của họ gây ra;

- Trợ cấp cho người bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra;

- Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc.

* Số tiền nhận từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động

                                                

Tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động mà người lao động được hưởng các chế độ khác nhau:

- Trợ cấp một lần nếu suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%;

- Trợ cấp hàng tháng nếu suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên;

Chi tiết tại: Cách tính trợ cấp hằng tháng cho người tai nạn lao động

- Trợ cấp phục vụ nếu suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù hai mắt, cụt, liệt hai chi hoặc bị tâm thần;

- Trợ cấp một lần khi chết;

- Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình nếu bị tổn thương chức năng hoạt động của cơ thể;

- Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị từ 05 đến 10 ngày.

Hồ sơ cần chuẩn bị

Khoản 1 Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH liệt kê chi tiết các loại giấy tờ để người lao động nhận tiền bảo hiểm khi bị tai nạn lao động. Cụ thể:

- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa;

- Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị nếu điều trị nội trú;

- Chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh, chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt (nếu có);

- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động (mẫu số 05A-HSB);

- Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định, bảng kê các nội dung giám định nếu thanh toán phí giám định y khoa.

Thủ tục nhận tiền bảo hiểm

Theo Điều 59 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên, người lao động nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động.

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ này, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động cho người lao động thay vì 10 ngày như trước đây.

Như vậy, không quá 36 ngày sau khi nộp hồ sơ, người bị tai nạn lao động sẽ được hưởng chế độ của mình.

----------------------------------------

CÔNG TY TNHH SLD

Để được tư vấn trực tiếp vui lòng liên hệ Hotline : 0979.058.265

Địa chỉ: Nhà số 7, ngõ 48 Dương Quảng Hàm, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

Email: sontung.sld@gmail.com



Bài viết gần đây

Người lao động nước ngoài đã ngoài độ tuổi lao động có đủ điều kiện tham gia BHXH bắt buộc và BHYT không?

Người lao động nước ngoài đã ngoài độ tuổi lao động có đủ điều kiện tham gia BHXH bắt buộc và BHYT không?

Nếu người nước ngoài đã ngoài tuổi lao động (60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ) làm việc tại các doanh nghiệp tại Việt Nam, thì có phải tham gia BHXH và BHYT không? Trong bài viết này, công ty TNHH SLD tổng hợp các quy định pháp luật liên quan để mang đến cái nhìn tổng quan và rõ ràng nhất.
29/11/2024
Người lao động nước ngoài làm việc cho hai công ty thì có cần hai giấy phép lao động không?

Người lao động nước ngoài làm việc cho hai công ty thì có cần hai giấy phép lao động không?

Người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động. Vậy, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cho hai công ty thì có cần xin cấp hai giấy phép lao động không? Trong bài viết dưới dây, công ty TNHH SLD sẽ giải đáp đáp thắc mắc của Quý khách hàng !
28/11/2024
Khi nào cần gia hạn Thẻ tạm trú cho người nước ngoài ?

Khi nào cần gia hạn Thẻ tạm trú cho người nước ngoài ?

Khi nào cần gia hạn Thẻ tạm trú cho người nước ngoài ?
14/10/2024
GIA HẠN VISA TẠI VIỆT NAM KHI QUÁ HẠN THẺ TẠM TRÚ

GIA HẠN VISA TẠI VIỆT NAM KHI QUÁ HẠN THẺ TẠM TRÚ

GIA HẠN VISA TẠI VIỆT NAM KHI QUÁ HẠN THẺ TẠM TRÚ
03/10/2024
MỘT SỐ THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ EVISA

MỘT SỐ THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ EVISA

MỘT SỐ THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ EVISA
01/10/2024
Không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị xử phạt như thế nào?

Không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị xử phạt như thế nào?

Không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị xử phạt như thế nào?
25/09/2024
Chat Zalo