► Một trong những điều kiện người lao động nước ngoài được phép làm việc tại Việt Nam là phải có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ những trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định. Vậy giấy phép lao động bị thu hồi trong những trường hợp nào?
Mục 6 Chương II Nghị định 152/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15.2.2021) hướng dẫn về thu hồi giấy phép lao động.
Theo đó, các trường hợp bị thu hồi giấy phép lao động gồm:
1. Giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 156 của Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định tại Nghị định này.
3. Người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Điều 156. Các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực
1. Giấy phép lao động hết thời hạn.
2. Chấm dứt hợp đồng lao động.
3. Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
4. Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
5. Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.
6. Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
7. Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.
Theo quy định, thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 2 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 2 năm.
----------------------------------------
Để được tư vấn trực tiếp vui lòng liên hệ Hotline : 0979.058.265
Địa chỉ: Nhà số 7, ngõ 48 Dương Quảng Hàm, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Email: sontung.sld@gmail.com