Trong bối cảnh hội nhập và mở cửa kinh tế, số lượng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngày càng gia tăng, đặc biệt trong các lĩnh vực yêu cầu chuyên môn cao. Giấy phép lao động (GPLĐ) vì thế trở thành một trong những loại giấy tờ pháp lý bắt buộc và quan trọng để hợp pháp hóa vị trí làm việc của họ. Trong trường hợp giấy phép lao động hết hạn thì liệu có tự động hết hiệu lực hay không hay phải cần làm thủ tục nào tiếp theo. Bài viết dưới đây sẽ nêu ra một số quy định và lưu ý dành cho người lao động nước ngoài và các doanh nghiệp.
1. Thời hạn của Giấy phép lao động
Tại Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP có quy định về thời hạn của Giấy phép lao động như sau:
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:
1. Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết.
2. Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.
3. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
4. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
5. Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.
6. Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
7. Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.
8. Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
9. Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
2. Giấy phép lao động hết hạn
Các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực
1. Giấy phép lao động hết thời hạn.
2. Chấm dứt hợp đồng lao động.
3. Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
4. Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
5. Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.
6. Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
7. Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.
8. Giấy phép lao động bị thu hồi.
Theo đó, khi Giấy phép lao động hết hạn thì Giấy phép lao động sẽ hết hiệu lực.
Khi giấy phép lao động hết hiệu lực, người sử dụng lao động trả giấy phép lao động về cho Sở Nội vụ nơi đã cấp giấy phép lao động hoặc trả về Bộ Nội Vụ (Cục việc làm).
----------------------------------------
CÔNG TY TNHH SLD
Để được tư vấn trực tiếp vui lòng liên hệ Hotline : 0979.058.265
Địa chỉ: Nhà số 7 ngõ 48 Dương Quảng Hàm, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: sontung.sld@gmail.com