Người lao động nước ngoài ngày càng được tuyển dụng và làm việc tại Việt Nam, để thuận tiện làm vệc ở Việt Nam, người nước ngoài cần tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam khi làm việc tại Việt Nam, để biết thêm thông tin mời quý độc giả đọc bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.
1. Báo cáo sử dụng lao động nước ngoài định kỳ 06 tháng và hằng năm
Khi sử dụng lao động nước ngoài, Người Sử Dụng Lao Động có trách nhiệm báo cáo tình hình sử dụng Người Lao Động Nước Ngoài theo Mẫu số 07/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị Định 152/2020/NĐ-CP (Nghị Định 152).
Thời gian báo cáo định kỳ như sau:
Lưu ý: Ngoài việc báo cáo định kỳ, cơ quan cấp GPLĐ có thể yêu cầu NSDLĐ báo cáo đột xuất về tình hình sử dụng lao động.
Nếu không thực hiện báo cáo hoặc báo cáo không đúng nội dung hoặc báo cáo không đúng thời hạn về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định thì NSDLĐ có thể bị phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng, đối với doanh nghiệp thì mức phạt áp dụng từ 2 triệu đến 6 triệu đồng.
2. Gửi hợp đồng lao động cho cơ quan cấp Giấy Phép Lao Động
Sau khi được cấp mới hoặc được gia hạn Giấy Phép Lao Động theo hình thức thực hiện hợp đồng lao động, NSDLĐ và NLĐNN phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc.
Sau đó, NSDLĐ phải gửi 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng lao động đã ký kết theo yêu cầu tới Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi NLĐNN được cấp GPLĐ.
Nếu không thực hiện gửi hợp đồng lao động cho cơ quan đã cấp GPLĐ, NSDLĐ có thể bị phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng. Đối với doanh nghiệp thì mức phạt áp dụng từ 2 triệu đến 6 triệu đồng.
3. Sử dụng lao động đúng với vị trí, chức danh công việc, địa điểm làm việc
NSDLĐ có trách nhiệm sử dụng NLĐNN đúng với vị trí, chức danh công việc, địa điểm làm việc và các nội dung khác được ghi trên GPLĐ đã được cấp. Nếu NSDLĐ có hành vi sử dụng NLĐNN không đúng với nội dung ghi trên giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động thì có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng. Đối với doanh nghiệp thì mức phạt tiền trên được áp dụng gấp 02 lần.
3. Thu hồi giấy phép lao động và nộp lại cơ quan đã cấp Giấy Phép Lao Động
Khi xảy ra một trong các sự kiện sau, GPLĐ được cấp sẽ hết hiệu lực và NSDLĐ có trách nhiệm thu hồi GPLĐ và nộp lại cho cơ quan đã cấp GPLĐ đó:
Thời gian thu hồi: trong 15 ngày kể từ ngày giấy phép lao động hết hiệu lực và kèm theo văn bản nêu rõ lý do thu hồi, trường hợp thuộc diện thu hồi nhưng không thu hồi được.
----------------------------------------
CÔNG TY TNHH SLD
Để được tư vấn trực tiếp vui lòng liên hệ Hotline : 0979.058.265
Địa chỉ: Nhà số 7 ngõ 48 Dương Quảng Hàm, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: sontung.sld@gmail.com