Người lao động nước ngoài đang làm việc ở Việt Nam ngày càng nhiều do sự phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài và nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực. Để làm việc hợp pháp, người lao động nước ngoài cần có giấy phép lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên trong một số trường hợp, người lao động nước ngoài có thể làm việc tại Việt Nam mà chưa gia hạn hoặc xin cấp mới giấy phép lao động. Để hiểu rõ hơn mức phạt, mời quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây.
1. Thời hạn giấy phép lao động
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định:
Thời hạn của giấy phép lao động:
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:
1. Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết.
2. Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.
3. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
4. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
5. Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.
6. Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
7. Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.
8. Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
9. Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
Như vậy, thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng tối đa không quá 02 năm.
2. Mức phạt khi làm việc quá hạn thời gian trong giấy phép lao động
Căn cứ theo khoản 4 Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
...
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
b) Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 20 người;
c) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 21 người trở lên.
...
Theo đó, khi người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà quá hạn giấy phép lao động mà không tiến hành thủ tục cấp mới hoặc gia hạn giấy phép, người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động người nước ngoài có giấy phép lao động hết hạn sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng - 75 triệu đồng tùy thuộc vào số lượng người lao động nước ngoài mà mình sử dụng.
Tuy nhiên, đây chỉ là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với người sử dụng lao động là tổ chức thì mức phạt nêu trên sẽ gấp 2 (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
----------------------------------------
CÔNG TY TNHH SLD
Để được tư vấn trực tiếp vui lòng liên hệ Hotline : 0979.058.265
Địa chỉ: Nhà số 7 ngõ 48 Dương Quảng Hàm, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: sontung.sld@gmail.com