Việc di chuyển người lao động nước ngoài trong nội bộ doanh nghiệp tại Việt Nam là một phần quan trọng trong quản lý nhân sự quốc tế. Các quy định pháp lý hiện hành, bao gồm Nghị định 152/2020/NĐ-CP và Nghị định 70/2023/NĐ-CP, cung cấp cơ sở pháp lý rõ ràng và chi tiết để thực hiện việc di chuyển này một cách hợp pháp và hiệu quả.
1. Quy định chung về di chuyện nội bộ của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Di chuyển nội bộ là một trong những hình thức làm việc của công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng liên tục.
Trong đó điều kiện để thực hiện việc di chuyển nội bộ này bao gồm:
- Doanh nghiệp mẹ: Phải có hiện diện thương mại hợp pháp tại Việt Nam, nghĩa là đã được cấp giấy phép hoạt động và có sự hiện diện rõ ràng trên lãnh thổ Việt Nam.
- Doanh nghiệp con: Cũng cần có hiện diện thương mại hợp pháp và có sự liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp mẹ để đảm bảo việc di chuyển là hợp pháp và có thể quản lý hiệu quả.
- Doanh nghiệp mẹ và doanh nghiệp con phải tuân thủ các quy định pháp lý về đăng ký doanh nghiệp, bao gồm việc có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép hoạt động phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam. Doanh nghiệp con cần chứng minh rằng họ là một phần của hệ thống tổ chức lớn hơn và có sự kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp mẹ.
2. Hồ sơ cần thiết để chuẩn bị xin giấy phép lao động cho người nước ngoài
- Giấy xác nhận công tác: Doanh nghiệp mẹ tại nước ngoài cần xác nhận người nước ngoài sắp được cấp giấy phép lao động đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng liên tục tại vị trí làm việc xin giấy phép tại Việt Nam cho phù hợp.
- Quyết định bổ nhiệm: Doanh nghiệp cần bổ nhiệm chức vụ của người lao động nước ngoài tại doanh nghiệp con ở Việt Nam, thời gian bổ nhiệm theo thời gian sẽ được xin cấp giấy phép.
(Lưu ý: Các giấy tờ gửi từ nước ngoài sang Việt Nam cần hợp pháp hóa và dịch công chứng sao y để đảm bảo hợp pháp trước khi gửi hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền)
- Đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập văn phòng,….
- Giấy phép hoạt động trong một số ngành nghề đặc biệt…
3. Quy trình nộp hồ sơ và xin cấp giấy phép lao động
Các bước nộp hồ sơ:
B1: Chuẩn bị hồ sơ: Tập hợp đầy đủ các tài liệu cần thiết theo luật quy định.
B2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền: Hồ sơ cần được nộp tại Sở Nội vụ tại thành phố, tỉnh nơi doanh nghiệp hoạt động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định. Hồ sơ được nộp qua qua hệ thống trực tuyến và nộp trực tiếp khi có kết quả.
B3. Xem xét và phê duyệt: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét hồ sơ và cấp giấy phép lao động nếu tất cả các điều kiện đều được đáp ứng.
Thời gian xét duyệt:
Thời gian xét duyệt hồ sơ và cấp giấy phép lao động thường mất từ 5 đến 15 ngày làm việc, tùy thuộc vào tính hoàn chỉnh của hồ sơ và khối lượng công việc của cơ quan thẩm quyền. Trong trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc cần bổ sung thêm thông tin, thời gian xét duyệt có thể bị kéo dài.
----------------------------------------
CÔNG TY TNHH SLD
Để được tư vấn trực tiếp vui lòng liên hệ Hotline: 0979.058.265
Địa chỉ: Nhà số 7 ngõ 48 Dương Quảng Hàm, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: sontung.sld@gmail.com