Hiện nay đang có rất nhiều người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên vì một số lý do cá nhân, họ có thể bị quá hạn visa, vậy khi đó họ sẽ bị xử phạt như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.
1. Quy định xử phạt khi quá hạn visa, tạm trú
Căn cứ điểm đ khoản 2, điểm e khoản 3, điểm b khoản 4, điểm b khoản 5, điểm d khoản 6, điểm b khoản 8 Điều 18 Nghị định 144/2021 (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng chống bạo lực gia đình) có nội dung quy định mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người nước ngoài sử dụng thẻ tạm trú quá thời hạn mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép, cụ thể như sau:
- Thẻ tạm trú quá hạn dưới 16 ngày sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
- Thẻ tạm trú quá hạn từ 16 ngày đến dưới 30 ngày sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
- Thẻ tạm trú quá hạn từ 30 ngày đến dưới 60 ngày sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
- Thẻ tạm trú quá hạn từ 60 ngày đến dưới 90 ngày sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
- Thẻ tạm trú quá hạn từ 90 ngày trở lên sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Ngoài bị phạt tiền, người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính như trên còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là trục xuất khỏi Việt Nam. Tùy theo tình trạng vi phạm nặng hay nhẹ, thời gian quá hạn tạm trú dài hay ngắn mà người nước ngoài được gia hạn tạm trú hoặc bị buộc phải xuất cảnh, mức độ nghiệm trọng nhất là người nước ngoài có thể bị cấm nhập cảnh trở lại Việt Nam tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Sau 07 ngày từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, người có thẩm quyền để xử phạt cần đưa ra quyết định xử phạt hành chính. Người vi phạm sau khi nhận quyết định xử phạt phải thực hiện nộp phạt đúng với nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp vi phạm không nộp phạt trong thời hạn quy định, các cơ quan chức năng sẽ thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định và mỗi ngày chậm nộp sẽ phải nộp thêm 0,05% tổng số tiền phạt chưa nộp vào ngân sách nhà nước.
Lưu ý: Đây là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
2. Người nước ngoài cần phải làm gì nếu như bị quá hạn tạm trú
Khi người nước ngoài phát hiện ra tình trạng hết hạn tạm trú của mình nên trình diện tại Cục quản lý Xuất nhập cảnh - Bộ công an hoặc Phòng quản lý xuất nhập cảnh tỉnh, thành phố nơi công ty đăng ký để tiến hành nộp phạt vi phạm. Căn cứ vào mức độ thời gian vi phạm của người nước ngoài trong từng trường hợp cụ thể sẽ có các mức phạt hành chính tương ứng khác nhau. Nếu quá hạn quá lâu, ở lại Việt Nam bất hợp pháp người nước ngoài có thể bị cho vào danh sách hạn chế và khó có thể quay lại Việt Nam lần tiếp theo.
Người nước ngoài cần xác định rõ nguyện vọng muốn tiếp tục ở lại hay muốn về nước hoặc có mong muốn tiếp tục ở lại Việt Nam, người nước ngoài cần làm hồ sơ xin gia hạn thẻ tạm trú tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ công an hoặc Phòng quản lý xuất nhập cảnh tỉnh, thành phố. Còn trong trường hợp người nước ngoài muốn xuất cảnh về nước hoặc sang nước thứ ba, người nước ngoài nộp phạt quá hạn tạm trú và xin visa ngắn ngày để xuất cảnh
Hiện tại, công ty chúng tôi cũng cung cấp dịch vụ hỗ trợ đóng phạt và gia hạn tạm trú nếu quý khách có nhu cầu.
----------------------------------------
CÔNG TY TNHH SLD
Để được tư vấn trực tiếp vui lòng liên hệ: Hotline : 0979.058.265
Địa chỉ: Nhà số 7 ngõ 48 Dương Quảng Hàm, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: sontung.sld@gmail.com