- Do người sử dụng lao động: 72,7% (do không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn, thiết bị lao động không đảm bảo, không huấn luyện an toàn lao động cho người lao động…)
- Do người lao động: 13,4% (do không thực hiện đúng quy trình lao động, không sử dụng phương tiện bảo hộ lao động… - nhận thức của người lao động về công tác an toàn chưa cao)
- Và do các nguyên nhân khác.
=>Không chỉ ở Việt Nam mà cả ở các nước khác có nền công nghiệp phát triển, tai nạn lao động cũng là một vấn đề đáng lo ngại.
- Mệt mỏi trong lao động và tai nạn lao động
+ Theo thống kê của một số công trình nghiên cứu tai nạn lao động hay xảy ra từ giờ thứ 3 trở đi, đạt cao điểm vào giờ thứ 4 và 6-7; lúc cơ thể có tích lũy mệt mỏi. Sự mệt mỏi có thể do lao động quá sức, thiếu ngủ, có chuyện bất trắc xảy ra trong gia đình… Quan sát ở công nhân khi đã mệt mỏi người ta thấy bắt đầu xuất hiện các động tác không chính xác hoặc sai. Người quá mệt mỏi cũng giảm sự tập trung chú ý, lơ đãng, xử lý chậm các tình huống.
+ Chế độ lao động – nghỉ ngơi; lao động ca kíp làm thay đổi nhịp sinh học cơ thể con người cũng là một trong các nguyên nhân gia tăng sự mệt mỏi. Với những người lao động mới làm việc sẽ cảm thấy rất vất vả phải đấu tranh với những cơn buồn ngủ vào ca đêm; họ lâm vào trạng thái “mơ màng”, không tỉnh táo dễ dẫn đến tai nạn lao động; tuy vậy ở các ngành nghề có cường độ lao động khác nhau thì đặc điểm về tai nạn lao động cũng rất khác nhau.
- Tuổi đời của người lao động và tai nạn lao động: Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra tuổi đời thường gặp của người bị tai nạn lao động là trẻ tuổi. Ở lứa tuổi này công nhân trẻ có nhiều đặc điểm tâm lý đặc trưng như hăng say, nhiệt tình, ham hiểu biết nhưng cũng hay tự tin, thiếu kiểm tra cẩn thận và đánh giá cao khả năng trí tuệ và thể lực của mình trong khi đó ở giai đoạn này họ mới đang hình thành các thói quen nghề nghiệp.
- Thâm niên nghề nghiệp của người lao động và tai nạn lao động: Bản thân những người có thâm niên nghề nghiệp ít thì cũng có ít kinh nghiệm để giải quyết các tình huống khác nhau trong công việc. Thường thì sau 3 năm khi đã có kinh nghiệm và thói quen lao động họ đã tự tin hơn, vững vàng hơn, đã biết rút kinh nghiệm trong thực tế, bởi vậy tỷ lệ tai nạn lao động cũng có phần nào giảm hơn ở giai đoạn này. Tuy vậy trong những năm về sau này, người lao động tự tin vào mình hơn, ít chú ý đến việc hoàn thiện phương pháp, cách làm việc, mất cảnh giác, coi thường sự nguy hiểm; vì thế cũng cần sát hạch, thường xuyên cập nhật các kiến thức, nguyên tắc an toàn tại các vị trí lao động.
- Các yếu tố khác: Quan hệ của người lao động với lãnh đạo; sự hợp tác, giúp đỡ của đồng nghiệp… cũng có liên quan tới sự mệt mỏi trong lao động và tai nạn lao động.
=> Một nghiên cứu đã tiến hành trên 7051 công nhân nhằm tìm hiểu mối liên quan giữa đặc điểm tâm lý xã hội trong công việc và nguy cơ tai nạn lao động cho thấy có 108 công nhân báo cáo là bị chấn thương trong một tai nạn lao động phải điều trị bởi bác sĩ hoặc bác sĩ vật lý trị liệu trong tổng số 7051 công nhân. Công việc đòi hỏi yêu cầu cao về tâm lý là yếu tố nguy cơ bị tai nạn lao động. Người ít có khả năng tự quyết định trong công việc có nguy cơ tai nạn lao động gấp 2,02 lần (95%CI=1,23-3,39). Người lao động có mâu thuẫn với người quản lý thì có nguy cơ tai nạn lao động cao gấp 2,49 lần (95CI=1,42-4,37) hoặc mâu thuẫn với đồng nghiệp thì có nguy cơ tai nạn lao động cao gấp 2,62 lần (95% CI = 1,58-4,35). Và người lao động có căng thẳng cảm xúc cao có nguy cơ tai nạn lao động cao gấp 2,45 lần (95%CI=1,52-3,94).
Như vậy việc tuyển chọn, đào tạo nghề và kiểm soát tốt các yếu tố tâm sinh lý lao động cũng góp phần đáng kể để giảm tai nạn lao động.
----------------------------------------
Để được tư vấn trực tiếp vui lòng liên hệ Hotline : 0979.058.265
Địa chỉ: Nhà số 7, ngõ 48 Dương Quảng Hàm, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Email: sontung.sld@gmail.com